Chống Lại Cơn Thèm Ăn Của Bạn
Cảm giác thèm ăn là gì?
Cảm giác thèm ăn là một cảm giác mạnh mẽ thôi thúc bạn phải ăn một loại thức ăn nào đó, thường là những thực phẩm có nhiều đường hoặc nhiều chất béo. Không giống như cơn đói của chúng ta thường trải qua mỗi bữa ăn hằng ngày, cảm giác thèm ăn kích thích cảm xúc, hoàn cảnh làm việc hoặc những sự kiện đặc biệt nào đó. Nó thường liên quan tới trí nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu, ngày lễ hoặc kỉ niệm quá khứ.
Bạn có biết rằng cảm giác thèm ăn có thể kích thích các giác quan một cách rất mạnh mẽ không? Khi bạn ăn một loại thức ăn mà bạn hằng ao ước, não của bạn sẽ tiết ra Dopamine (một loại hóa chất tự nhiên làm tâm trí sảng khoái) khiến tâm trí và thân thể rất dễ chịu. Thực tế cho thấy, tác dụng này làm xoa dịu căng thẳng, trầm cảm hay cảm giác chán chường thay vào đó làm cho họ cảm thấy thoải mái khi được ăn một loại thức ăn cụ thể nào đó. Nếu như tình trạng này không được chẩn đoán sớm hoặc kiểm soát tốt, nó có thể dẫn tới ăn uống vô độ hoặc các bệnh lý rối loạn ăn uống. Hiểu được tác dụng của cảm giác thèm ăn và sự liên quan của nó với các loại đồ ăn là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề.
Hiểu được cảm giác thèm ăn của bản thân.
Mặc dù cảm giác thèm ăn thường đi kèm với cảm xúc hoặc một tác nhân tâm lý nào đó tác động, khi cơ thể bị thiếu hụt những Vitamin hoặc khoáng chất cần thiết, chúng ta bắt đầu thèm thuồng những đồ ăn có vị cay, mặn, ngọt hoặc chua. Theo như The Diet Channel, nếu cơ thể cần muối, có thể bạn đã thiếu hụt Iodine hoặc Potassium trong chế độ ăn hằng ngày. Theo như Đông y, thèm muối là biểu hiện của sự suy giảm trong hệ miễn dịch và thèm cay có thể liên quan tới vấn đề về phổi hoặc rối loại đường huyết. Nếu như thèm ăn ngọt, có thể phổ vi khuẩn tiêu hóa trong ruột non tăng quá cao, vì vậy bạn nên tăng cường ăn thêm rau quả để kiểm soát cảm giác thèm ăn ngọt. Bạn có thể bị thiếu hụt khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng vì vậy các bạn nên xài những TPBS bổ sung khoáng chất.
Hương vị và tính chất đồ ăn:
Điều bất ngờ ở chỗ hương vị của đồ ăn không phải là lý do làm chúng ta thèm ăn, mà chính là tính chất của đồ ăn. Hãng Taco Bell đã làm quảng cáo sản phẩm Cheesy Gordita Crunch với những cụm từ “Giòn tan, hương phô mai, dễ nhai và tan chảy” nhằm để làm thỏa mãn bất kì ai vào thời điểm buổi tối nhằm kích thích cảm giác thèm ăn của mọi người. Thật là tệ hại khi bạn kết thúc bữa ăn cuối ngày của bạn với gói bánh 560 Calories mà hết 297 Calories từ chất béo. Cách tốt nhất giúp bạn hiểu và kiểm soát được cơn thèm ăn là xác định được mối tương quan giữa cơ thể và đồ ăn của mình. Bằng cách lên một danh sách về các đồ ăn mà bạn thích. Sau đó, xác định những thực phẩm nào có hại và tìm cách thay thế chúng bằng những loại đồ ăn khác khi bạn đói. Rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng và chất lượng hơn nhiều để thay thế những loại thực phẩm có hại đó.
Kiểm soát cơn thèm ăn của bạn:
Cơ thể là một bộ máy hoàn hảo. Nó biết chính xác khi nào cần và đòi hỏi bạn cung cấp đồ ăn, vì thế bạn cần phải biết lắng nghe cơ thể chính mình. Đôi khi cần phải có một số mẹo vặt để làm giảm lượng chất béo ăn vào. Ví dụ, nếu bạn không thể nào quên được chiếc bánh táo thơm lừng thì hãy thử nướng một củ khoai tây, xay chung với yến mạch, hạnh nhân, một ít quả óc chó và đường nâu. Đây là công thức bổ dưỡng thay thế cái bánh táo chỉ toàn là đường với nhiều chất dinh dưỡng và rất ít ngọt. Với sự sáng tạo trong việc chế biến đồ ăn có thể giúp bạn thoát khỏi sự thèm ăn và làm bạn giải tỏa được sở thích ăn uống của mình.
Hương vị phô mai thơm lừng và tan chảy:
Thay vì ăn: một bánh Pizza phô mai (hơn 500 Calories).
Hãy thử: một cái bánh Muffin với 1 muỗng cà phê nước sốt cà chua và phô mai ít béo. Nướng trong lò ở 350 độ C trong 5 phút với lượng Calories chỉ bằng phân nửa.
Giòn tan:
Thay vì: thưởng thức gà KFC (hơn 500 Calories)
Hãy thử: tự làm món gà chiên tại nhà với các thành phần sau
• Nguyên liệu thịt gà:
o 1 pounds thịt gà nạc.
o ¼ Cup bột Panko Breadcrumbs.
o ½ cup phô mai Parmesan tách béo.
o ¼ cup hành lá cắt nhỏ
o Bơ
o 1 cup sữa
• Nguyên liệu nước sốt gà:
o ½ củ hành nhỏ đã bóc vỏ, cắt thành hạt lưu.
o 2 muỗng cà phê gò tây băm nhuyễn.
o 1 củ tỏi băm nhuyễn
o 1 muỗng cà phê đường nâu.
o 1 muỗng cà phê muối
o ½ muỗng cà phê tiêu.
• Cách làm: Trộn tất cả hương liệu làm nước sốt vào máy trộn cho tới khi hỗn hợp min. Đặt gà vào vỉ và rưới nước sốt lên sau đó ủ trong tủ lạnh trong vòng 4 giờ. Kết hợp với Breadcrumbs và hành lá với phô mai. Nướng hỗn hợp ở 425 độ C, sau đó chiên xơ gà bằng chảo không dính ở 350 độ C trong vòng 20 phút. Thưởng thức thịt gà do chính tay mình làm với sốt cà chua và đậu bi.
Đồ ngọt:
Thay vì: ăn bánh Chocolate Mousse (250 Calories)
Hãy thay thế: bằng Chocolate ít béo Jell-O Pudding với Cool Whip (chỉ 130 Calories)
Đồ cay:
Thay vì ăn: Large Wendy’s Chili (330 calories)
Hãy thử: Picy Turkey Chili nhà làm (chỉ 200 calories)
Đồ chua:
Thay vì ăn: Kẹo Sour Patch Kids (140 Calories)
Thay thế: Dill Pickle (chỉ 17 calories)
Đồ mặn:
Thay vì: ăn bắp rang nướng (300 Calories kèm với bơ)
Hãy thử: ir-popped popcorn with sea salt (1 cup chỉ có 31 Calories)
Dai:
Thay vì: ăn bánh Chocolate Subway Chip Cookies giòn và dai
Thử: Quaker Granola Bar- Chocolate Chip (chỉ có 100 calories và không chứa chất béo xấu)
Những thực phẩm nên tránh để chống lại cơn thèm ăn:
Đường:
Đường có những tác hại không ngờ đến sức khỏe. Bạn có biết trung bình một người Mỹ tiêu thụ 2-3 pounds đường mỗi tuần. Phần lớn các thực phẩm chứa đường dưới dạng Sucrose, Dextrose (đường bắp) và High-fructose Corn Syrup được chế biến thêm vào đồ ăn dẫn tới cảm giác thèm ăn. Bước đầu tiên để bắt cơ thể không ăn đường là phải chỉnh đốn lại bản thân với những thực phẩm bạn ăn. Bạn sẽ phải biết những loại thực phẩm nào có nhiều đường bằng cách đọc bao bì của chúng, nếu bao bì của chúng có chứa những chất này thì nên hạn chế:
• Brown sugar
• Corn sweetener
• Corn syrup
• Dextrose
• Fructose
• Fruit-juice concentrate
• Glucose
• High-fructose corn syrup (HFCS)
• Mật ong
• Invert sugar
• Lactose
• Malt syrup
• Maltose
• Molasses
• Raw sugar
• Sucrose
• Syrup
Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh:
Mặc dù chúng rất thuận tiện, đồ ăn chế biến sãn chứa những hóa chất độc hại chỉ khiến bạn ngày càng thèm thuồng chúng hơn thôi.
Cố gắng tránh xa:
• Đồ đóng hộp (chứa rất nhiều Natri)
• Bánh mì trắng và mỳ làm từ bột mì trắng.
• Snack có Calories cao
• Đồ ăn chứa nhiều chất béo
• Đồ ăn đông lạnh
• Bánh ngọt
• Đồ ăn trong hộp
• Bữa sáng ngũ cốc nhiều đường
• Thịt chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh:
Để ghé một tiệm đồ ăn nhanh và thưởng thức một cái bánh Hamburger không có vẻ gì là to tác cả – Nhưng vấn đề ở chỗ nếu bạn làm được 1 lần, bạn sẽ tiếp tục làm lần thứ 2. Đồ ăn Fast Food có chứa những chất hóa học và Hormone khiến chúng trở nên khó cưỡng lại và những ai thường xuyên ra vào nhà hàng Fast Food rất dễ tăng cân dẫn tới tăng nguy cơ Đái tháo đường Type 2 và các bệnh khác.
Thói quen xấu cần tránh để chóng lại cơn thèm ăn:
Lui tới tiệm tạp hóa:
Bạn sẽ chi tiêu quá mức và quan trọng hơn cả là mua những thứ không cần đến. Hãy trở nên thông mình và lựa chọn kĩ càng mỗi khi đi mua sắm.Lên kế hoạch mua sắm cho cả tuần và chuẩn bị đồ ăn mỗi ngày. Bằng cách xây dựng thói quen này, bạn sẽ quản lý đồ ăn dễ dàng và trở nên kỉ luật hơn. Tôi thích cảm giác mua sắm vào buổi tối chủ nhật, lúc đó cảm giác nguyên cả siêu thi đều dành cho tôi.
Bỏ ăn bữa sáng:
Bữa ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Hãy cố gắng ăn trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy để tăng cường quá trình chuyển hóa và đốt nhiều Calories trong ngày. Người ta thường nghĩ bỏ bữa sáng sẽ làm họ tiếp kiệm năng lượng nhưng nó có tác dụng ngược lại. Hãy bảo đảm bữa ăn sáng của bạn chứa nhiều Protein và Carbs phức tạp: Như lòng trắng trứng và yến mạch.
Luôn giữ những đồ ăn không tốt cho sức khỏe ở nhà bếp:
Tại sao phải tàn phá sức khỏe của mình như thế? Đó là quy luật tự nhiên rồi, khi bạn để thứ gì đó trong tầm mắt thì tự nhiên nó sẽ thôi thúc bạn cắn vài miếng. Bạn bị tình huống như vậy xảy ra bao nhiêu lần rồi? Đã bao nhiêu lần bạn bị cám dỗ bỡi những thanh bánh, hoặc kẹo ngọt được giấu trong ngăn kéo bàn hoặc trong tủ bếp? Đó là thói quen của con người muốn ăn khi cái gì lọt vào tầm mắt. Vì vậy hãy cất chúng ở những nơi bạn không thấy! Bỏ những đồ ăn vặt ra khỏi tầm mắt bạn.
Các phương pháp làm giảm cảm giác thèm ăn:
Ăn uống đều đặn:
Bằng cách ăn từ 4-5 bữa mỗi ngày sẽ duy trì quá trình chuyển hóa và mức đường huyết ở mức độ ổn định và loại bỏ đi cảm giác thèm ăn.
Tập luyện thể dục:
Bất cứ hoạt động thể lực nào cũng giúp cơ thể tiết ra Endorphine và cải thiện tinh thần của bạn, giúp chống lại cơn cuồng ăn. Đặc biết khi bạn sắp xếp thời gian tập trùng với thời điểm bạn hay cuồng ăn.
Giảm Stress:
Giới truyền thông và Marketing đã nói với mọi người rằng có thể giảm Stress bằng cách ăn uống. Bằng cách thay đổi một số thói quen, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn Stress ra khỏi cuộc sống của mình mà không cần làm như thế. Hãy dành ra 10 phút đi bộ mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng. Hoặc tham dự một khóa học về thiền hoạc Yoga ít nhất một lần mỗi tuần.
Trả lời