Vai trò của vitamin và khoáng chất với cơ thể
Vai trò của vitamin là gì?
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.
Chức năng của vitamin trong cơ thể:
✅ Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
✅ Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
✅ Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
✅ Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
✅ Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
✅ Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
✅ Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.
Vitamin có rất nhiều loại khác nhau,
ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:
❤️ Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
❤️ Vitamin A: giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.
❤️ Vitamin C: làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.
❤️ Vitamin D: cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng…
❤️ Vitamin E: liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.
❤️ Vitamin K: là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.
Ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D ở người lớn
Nguyên nhân gây thiếu vitamin:
❌ Thành phần thức ăn không đầy đủ.
❌ Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.
❌ Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
❌ Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.
❌ Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,…
Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể:
❌ Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.
❌ Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.
❌ Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.
Vai trò khoáng chất đối với cơ thể
Sắt chuyển hóa thế nào trong cơ thể?
Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.
Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng. Vai trò của một số khoáng chất quan trọng sử dụng phổ biến:
1️⃣ Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.
2️⃣ Selen: là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.
3️⃣ Sắt: cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.
4️⃣ Kẽm: kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.
5️⃣ Clorua: là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.
6️⃣ Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.
7️⃣ Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.